Nỗi khổ riêng chỉ những người trong nghề khách sạn mới thấu hiểu

Nghề dịch vụ trong ngành du lịch – nhà hàng  – khách sạn đơn thuần cũng giống như những nghề dịch vụ khác. Khi đi làm có sự phân công theo ca sáng, tối, hoặc chiều tùy vào lịch người quản lý sắp xếp. Đặc trưng của nghề dịch vụ này, nhân viên phải luôn có cách cư xử và thái độ hòa nhã, thân thiện, cởi mở để nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng và luôn coi khách hàng là thượng đế. Nhiều người ví von coi nghề này là nghề “làm dâu trăm họ” bởi nó có những nỗi khổ riêng biệt chỉ có những người trong nghề mới thấu hiểu.


Lễ tân khách sạn không nhàn hạ như người ta vẫn tưởng

Nghề đầu tiên được nhắc đến ở đây chính là lễ tân khách sạn. Đây là bộ mặt chung của khách sạn cũng là người tiếp xúc trực tiếp đầu tiên và là người cuối cùng chào tạm biệt khác hàng. Nhưng cũng đâu có nhiều người biết rằng, đằng sau những cô gái ăn mặc gọn gàng, khuôn mặt nhẹ nhàng, giọng nói dễ nghe trong khung cảnh mưa không đến mặt, nắng không đến đầu đấy lại có những nỗi khổ “giấu tên”.
 Với phương châm “khách hàng là thượng đế” nhưng đôi khi khách vẫn không hài lòng, chưa ưng ý và sau đó nhận ngay những lời “té tát” vào mặt. Cũng có ai biết rằng, đằng sau sự đẹp đẽ, nói cười vui vẻ là cả một áp lực công việc đè trĩu lên đôi vai. Công việc đòi hỏi rất nhiều thứ. Nào thì ngoại ngữ giỏi, vi tính thành thạo, kỹ năng giao tiếp tốt, luôn lắng nghe khách hàng và giải quyết mọi chuyện. Tất cả đều phải học, học và học. Nhưng chỉ một sơ xuất nhỏ trong việc tính tiền phòng họ có nguy cơ mất cả tháng lương, thậm chí là mất việc.
Mặc dù đã có sự trợ giúp của phần mềm quản lý khách sạn, giúp giảm rất nhiều công việc nhưng Lễ tân khách sạn vẫn cân phải nhiều kỹ năng khác nhằm đem lại sự hài lòng đến khách hàng.

Phục vụ nhà hàng mang nhiều thử thách tiềm ẩn

Công việc tiếp theo được nhắc đến ở đây là người phục vụ nhà hàng, đây là nghề nhận được nhiều cái nhìn thiếu thiện cảm từ những người xung quanh. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có thành phần thấp kém, ít học, thậm chí bất tài, vô dụng mới đi làm công việc này. Những rõ ràng, để trở thành một người phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp cũng đòi hỏi trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt và có kiến thức về lĩnh vực nhà hàng. Muốn làm tốt người phục phải năng động, có sức khỏe, nhạy bén trong công việc, niềm nở phục vụ mới nhận được sự hài lòng của khách hàng. Thử hỏi không có họ ai là sẽ là người phục vụ thực khách ăn uống?

Nói chung, phục vụ nhà hàng là một nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng và người làm việc cũng cần có tâm huyết và nỗ lực mỗi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mỗi ngành, mỗi nghề đều có những nỗi nhọc nhằn riêng, vì vậy hãy tin vào bản thân, cố gắng học hỏi và theo đuổi đam mê.

Vất vả trong nghề hướng dẫn viên du lịch

Một trong những nghề “làm dâu trăm họ” được liệt kê là nghề hướng dẫn viên du lịch. Nghề này không “sướng” như nhiều người nghĩ. Đằng sau những chuyến đi dài ngày, được ăn khách sạn, được nhận về khoản tiền không nhỏ nhiều người nghĩ  là những giọt mồ hôi đẫm áo khi vừa leo núi, vừa chỉ trỏ về phong cảnh ,miệng thì nói không ngừng để du khách có thể hiểu và nắm bắt về địa danh tham quan.
Trong bữa ăn tại khách sạn, khách du lịch thoải mái ngồi thưởng thức món ăn thì hướng dẫn viên phải chạy đi chạy lại từng bàn một giới thiệu món ăn, kiểm tra số lượng khách, đảm bảo đầy đủ hay đơn giản là nhắc nhà hàng thêm một đôi đũa, một cái chén cũng là hướng dẫn viên làm.
Trên chuyến đi hướng dẫn viên du lịch giống như “người mẹ tí hon” đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho tất cả du khách trong suốt hành trình. Nếu chẳng may có một vị khách bị bệnh ngang đường thì hướng dẫn viên sẽ là người lo lắng, làm mọi cách nhanh nhất để du khách khỏi bệnh. Đến những nơi có phong cảnh đẹp, hướng dẫn viên lại hóa thân thành “nhiếp ảnh gia” chuyên nghiệp chụp ảnh cho du khách.

Nhận xét